Chúng ta đều đang học tập thứ gì đó, một số người học nhanh, một số thì lê lết ì ạch. Không phụ thuộc vào trí thông minh, khoa học đã chứng minh rằng phương pháp học tập là vô cùng quan trọng. Nếu bạn không biết “học cách học”, khả năng cao là bạn sẽ “tạch” trong bất kỳ môn học, lĩnh vực nào. Kể cả khi đó là lĩnh vực sở trường hoặc chủ đề mà bạn hứng thú.
Những ai biết mình học dở hẳn không thể tránh khỏi suy nghĩ tự cho mình thảm hại, nhưng một hiện tượng đáng lo khác góp phần cản trở sự tiến bộ của chúng ta đang phổ biến hơn: ẢO TƯỞNG HỌC TẬP. Bởi tự biết mình học dở có thể tạo động lực để bạn đi tiếp, nhưng ảo tưởng học tập với các HIỂU BIẾT SAI LẦM về việc học của bản thân có thể không đưa chúng ta đi đến đâu, nếu không tính đến chuyện lầm đường lạc lối.
Vậy ảo tưởng học tập là gì và làm thể nào để vượt qua?
Về cơ bản, ảo tưởng về năng lực là bạn biết nhiều hơn những gì bạn thực sự làm. Nghe có vẻ dễ nhận biết nhưng tôi tin rằng chúng ta đều ít nhiều đang mắc phải nó với nhiều hình thức tinh vi khác nhau. Điều này có thể xảy ra với bạn nhiều lần mà bạn không hề nhận ra. Bài viết này diễn giải ý kiến của các chuyên gia về chủ đề này. Theo đó, bốn quan niệm sai lầm phổ biến nhất về học tập dẫn đến “ảo tưởng học tập” là:
![](https://sabia.vn/wp-content/uploads/2023/10/Sabia-story-sticker-5.webp)
4 ảo tưởng phổ biến về học tập:
- Ảo tưởng về sự lặp lại
- Ảo tưởng về sự tự tin
- Ảo tưởng về sự đơn giản
- Ảo tưởng khó khăn
1. Ảo tưởng về sự lặp lại
Ý tưởng cốt lõi: Xem lại tài liệu nhiều lần không phải lúc nào cũng giúp ích cho việc học.
Có vẻ lạ phải không? Bạn sẽ nghĩ rằng việc lặp đi lặp lại và đọc lại tài liệu sẽ dẫn đến một trí nhớ vững chắc về những sự kiện đó – thật không may, đây là một quan niệm sai lầm phổ biến. Sự lặp lại chỉ chắc chắn rằng khả năng nhận biết thông tin của bạn tăng lên sau nhiều lần tiếp xúc. Điều này tạo ra niềm tin sai lầm rằng chúng ta đã học được điều gì đó trong khi chúng ta thực sự chưa học. Chúng ta chỉ đang nhận biết thông tin rõ hơn mà thôi.
Nói một cách dễ hiểu, khi bạn đọc đi đọc lại một tài liệu nào đó, bạn chỉ đơn giản là có khả năng ghi nhớ thông tin đó nhiều hơn, chứ chưa hẳn thông tin đó là của bạn. Bạn đã hiểu thông tin đó chưa? Bạn có thể trình bày, giải thích lại cho người khác hiểu? Bạn ứng dụng như thế nào vào giải quyết vấn đề thực tế?
* Làm thế nào để vượt qua ảo tưởng về sự lặp lại
Giả sử bạn vừa đọc một số phương pháp phát triển sản phẩm mới và bạn đang nghĩ đến việc dùng thử. Thay vì đọc lại thông tin đó sau này – điều mà bây giờ chúng ta biết sẽ cho chúng ta cảm giác sai lầm rằng chúng ta ‘biết’ thông tin đó – hãy dành 2 phút để tạo lại thông tin đó. Quá trình này giúp bạn mã hóa thông tin tốt hơn và hệ thống lại những gì mình được học. Bạn sẽ nhớ lâu hơn, hiểu rõ hơn điều mình học được.
Giả vờ như thể bạn cần giải thích khái niệm mới này cho đồng nghiệp trong 2 phút. Bằng cách này, bạn sẽ buộc phải tạo lại thông tin thay vì chỉ nhận ra nó, bạn sẽ buộc phải tóm tắt những phát hiện chính, quan trọng và bạn sẽ phải giải thích thông tin một cách bình thường cho một người không có nền tảng trước đó. Và vì bạn có thể diễn đạt lại kiến thức một cách đơn giản, ngắn gọn cho người khác hiểu, kiến thức bây giờ đã là của bạn!
![](https://sabia.vn/wp-content/uploads/2023/10/Sabia-chill-pic-9-1024x641.webp)
Giả sử bạn vừa đọc một số phương pháp phát triển sản phẩm mới và bạn đang nghĩ đến việc dùng thử. Thay vì đọc lại thông tin đó sau này – điều mà bây giờ chúng ta biết sẽ cho chúng ta cảm giác sai lầm rằng chúng ta ‘biết’ thông tin đó – hãy dành 2 phút để tạo lại thông tin đó. Quá trình này giúp bạn mã hóa thông tin tốt hơn và hệ thống lại những gì mình được học. Bạn sẽ nhớ lâu hơn, hiểu rõ hơn điều mình học được.
* Bài học rút ra:
Việc tiếp xúc nhiều lần với thông tin mang lại cho bạn ảo tưởng rằng bạn biết rất rõ tài liệu vì bạn không gặp vấn đề gì trong việc nhận biết thông tin, trong khi thực tế có rất nhiều lỗ hổng trong những gì bạn đã thực sự học được.
2. Ảo tưởng về sự tự tin
Ý tưởng cốt lõi: Đánh giá sai khả năng của bản thân có thể hoàn thành tốt một nhiệm vụ nào đó.
Tất cả chúng ta đều gặp phải những người nghĩ rằng công việc và khả năng của họ thật tuyệt vời nhưng kết quả của họ lại nói khác. Ví dụ trường hợp của Bốp là một lập trình viên có kinh nghiệm mới được tuyển vào công ty của bạn. Theo hồ sơ năng lực, Bốp có kinh nghiệm tuyệt vời, bằng cấp ổn, nhưng kết quả công việc của Bốp tại công ty lại không như bạn kỳ vọng. Bốp mất nhiều thời gian hơn mức cần thiết cho một sản phẩm có tính năng đơn giản.
Mặc dù bạn đã trao đổi với Bốp rằng anh ta có vài điểm chưa ổn nhưng Bốp thực sự tin rằng anh ấy là một lập trình viên xuất sắc với những kỹ năng không ai sánh được.
Nếu bạn đã từng ở trong một tình huống như thế này, trong đó khả năng thực tế của ai đó thấp hơn nhiều so với khả năng dự đoán của họ, thì bạn đã bắt gặp cái được gọi là ‘ảo tưởng về sự tự tin’ hay ‘hiệu ứng Dunning-Kruger ‘ .
![](https://sabia.vn/wp-content/uploads/2023/10/Sabia-giai-thich-thuat-ngu.webp)
Hiệu ứng Dunning-Kruger
(Nhấn để xem giải thích thuật ngữ)
Hiệu ứng Dunning-Kruger
Hiệu ứng Dunning-Kruger là một hiện tượng mô tả trạng thái của một người khi họ không nhận ra rằng họ thiếu kiến thức hoặc kỹ năng trong một lĩnh vực nhất định, và do đó đánh giá mức độ thành thạo của mình cao hơn thực tế. Trong khi đó, những người có kiến thức và kỹ năng thực sự trong lĩnh vực đó thường tự đánh giá thấp hơn.
Hiệu ứng này mô tả xu hướng nhận thức thổi phồng sự tự đánh giá cho dù đó là khả năng của bạn hay thông tin bạn đã học được gần đây. Nói cách khác, chúng ta có xu hướng đánh giá quá cao những gì chúng ta đã học được từ thông tin mới thu được. Hiệu ứng này đúng với hầu hết các lĩnh vực trong cuộc sống hàng ngày.
Nó cũng giống kiểu bạn chưa hề biết gì về chứng khoán và chỉ sau 1 ngày đọc sách về chứng khoán, bạn cảm giác như mình đã là chuyên gia và tự tin lao vào bất kỳ giao dịch nào.
* Làm thế nào để vượt qua ảo tưởng về sự tự tin
Nếu bạn đã quá quen thuộc với kỹ năng viết bài đăng Facebook, vậy hãy nghĩ cách làm thế nào để tăng tương tác, hoặc tăng lượt tiếp cận tự nhiên của bài đăng. Chính sách nội dung của Facebook là một dạng tài liệu cơ bản nhưng bạn đã nắm vững chưa? Nếu bạn đã làm nội dung cho mạng xã hội từ 2 năm trở lên nhưng chính sách đó vẫn chưa nắm được, bạn cần quay lại và nghiên cứu kỹ hơn.
Bạn cũng có thể thử làm cho nhiệm vụ trở nên thử thách hơn bằng cách tự hỏi mình những câu hỏi tổng quát hơn. Ví dụ như, thay vì chỉ thực hiện công việc đơn lẻ là viết một vài bài đăng Facebook, hãy tiếp cận ở góc độ mang tính chiến lược hơn. Mục đích của mỗi bài đăng là gì, hỗ trợ gì cho kế hoạch marketing tháng, thể hiện tiếng nói của thương hiệu như thế nào?
Bạn có nhiều kinh nghiệm trong việc viết email, nhưng hành vi của người dùng đã thay đổi. Họ không kiểm tra email trên laptop nữa, mà là trên điện thoại. Vậy bạn làm thế nào để áp dụng kinh nghiệm, kiến thức viết email của mình để phù hợp với hành vi mới này? Nội dung dài và nhiều cột hình ảnh liệu có còn phù hợp? Bạn thấy đấy, nếu bạn tự tin vào những gì mình đã làm tốt mà không nghĩ đến việc cải tiến, ảo tưởng về sự tự tin có thể biến bạn thành một cỗ máy lỗi thời trong công ty.
* Bài học rút ra
Hãy luôn thách thức bản thân ở những vấn đề mà có vẻ như bạn đã nắm rõ. Đặt nhiều câu hỏi khác nhau và nếu cần, có thể trao đổi với người khác. Không có gì là mãi mãi đúng, kể các các kiến thức khoa học từng được xem như chân lý. Nhiều kiến thức có thể trở nên lỗi thời hoặc bắt đầu xuất hiện các quan điểm đối lập, ví dụ như thuyết tiến hóa của Darwin.
Tài liệu tham khảo:
![](https://sabia.vn/wp-content/uploads/2023/10/Sabia-tai-lieu-tham-khao-2-1024x691.webp)
Bài viết được dịch và biên tập từ:
(*) Bài viết (bao gồm nội dung và hình ảnh) thuộc sở hữu của Sabia.vn, mọi sao chép vui lòng dẫn link bài viết và ghi rõ nguồn Sabia.vn.