Củ cải hay chocolate - Một góc nhìn mới về sự lười biếng

Củ cải hay chocolate – Một góc nhìn mới về sự lười biếng

Bạn có để ý thấy, có những lúc bạn rất lười không muốn làm gì, và bạn không hiểu vì sao mình lại trở nên lười biếng như vậy? Bạn làm việc một cách qua loa vì cảm thấy không thể tập trung thêm được nữa. Có phải do bạn lười biếng và làm thế nào để cải thiện tình trạng này?

Trước hết hãy cùng theo dõi thí nghiệm bên dưới nhé.

Thí nghiệm về nghị lực của mỗi cá nhân

Click vào slide bên dưới để xem chi tiết.

Vấn đề của nhóm sinh viên ăn củ cải: năng lực tự chủ của họ đã cạn. Ăn củ cải là một hành vi đòi hỏi sự nỗ lực, vì đó là món nhạt nhẽo, lại trong lúc bụng đang đói. Món bánh chocolate không đem lại trở ngại gì, do vậy có thể thấy rằng nhóm B vẫn phơi phới khi làm thí nghiệm tiếp theo. Điều này có nghĩa rằng, rất nhiều tình huống chúng ta không phải là kẻ lười biếng, chúng ta chỉ đơn giản đã KIỆT SỨC mà thôi.

Góc nhìn mới về sự lười biếng

Đến đây hẳn bạn sẽ nghĩ rằng tôi đang bênh vực cho thói lười đang ngày trở nên phổ biến. Nếu dừng lại ở đây thì có lẽ là vậy, nhưng nhìn sâu hơn một chút, bạn sẽ thấy rằng để trở nên chăm chỉ hơn, chúng ta cần nhiều năng lượng hơn, chứ không phải ý chí hay cảm hứng – những yếu tố vô hình luôn được cổ súy ở mọi thời đại.

Điểm mấu chốt

Điều đó đồng nghĩa với luận điểm là năng lượng của chúng ta là những thứ có hạn, bạn phải hết sức quý trọng và dành chúng cho những nhiệm vụ xứng đáng. Và nó cũng có nghĩa, hãy coi chừng những thứ vô hình rút cạn năng lượng của bạn, khiến bạn trở nên uể oải, thiếu động lực.

Nếu bạn vẫn thấy có chút mơ hồ, vậy hãy hình dung một cảnh tượng quen thuộc của tất cả chúng ta khi chuẩn bị bắt tay vào làm việc. Thay vì làm việc ngay, ta dành nhiều thời gian trước đó để “lướt web chút thôi”, trả lời email, tán gẫu với đồng nghiệp, thậm chí làm chút game cho đầu óc khởi động.

Những loại việc vặt vãnh này nghe có vẻ không tốn mấy công sức để làm, nhưng nó lấy đi của chúng ta một thứ quan trọng: SỰ CHÚ Ý. Và quá nhiều sự chú ý bị lấy đi đồng nghĩa với năng lượng của bạn sẽ cạn dần, bạn sẽ kiệt sức trước khi thực sự bắt tay vào những việc quan trọng. (Việc phải lựa chọn ăn gì trưa nay cũng là một hoạt động vặt vãnh gây kiệt sức đấy, bạn tôi ơi).
Giống như cách mà trải nghiệm ăn củ cải tước đi năng lượng của chúng ta, sự chú ý bị phân tán ở nhiều nơi sẽ làm cho ta không còn nhiều nghị lực ở phút cuối. Và kết quả là ta làm việc một cách uể oải, cảm thấy mệt mỏi mà không hiểu vì sao.

Sự lười biếng của bản thân như một cái rễ cây. Chúng nhanh chóng phát triển và ghìm chặt bạn tại một chỗ.

Như vậy, cái gọi là “nghị lực, ý chí” ở đây chỉ đơn giản là sự tập trung cho những điều quan trọng, loại bỏ mọi yếu tố gây xao nhãng. Một giây phút rời công việc để kiểm tra tin nhắn Facebook cũng làm năng lượng nhanh cạn hơn, vì vậy hãy luôn ý thức rằng ý chí của chúng ta là lâu đài cát có thể sụp đổ bất kỳ lúc nào vì vô vàn yếu tố nhỏ nhặt.

Quay lại thí nghiệm củ cải, một gợi ý rõ ràng nữa là để không rơi vào trạng thái não lười làm việc, hãy ăn uống điều độ và hợp với sở thích cá nhân. Một bữa ăn toàn rau có thể rất lành mạnh nhưng sẽ là cực hình với những ai có thói quen ăn nhiều thịt. Để thay đổi, ta cần cải tiến từng chút một để cơ thể thích nghi.

Từ kinh nghiệm cá nhân, tôi mất khá nhiều năm để biến việc ăn rau củ quả thành gu ẩm thực của bản thân. Ban đầu tôi cũng thích đồ ăn nhanh, coca, trà sữa… Cho đến khi tôi tập được thói quen ăn rau nhiều hơn, những thức uống có đường khiến tôi cảm thấy quá ngọt. Đồ ăn nhanh vẫn hấp dẫn nếu tôi chỉ ăn 1 tháng 1 lần hoặc thậm chí là vài tháng 1 lần.
Tất nhiên, vào những ngày mệt mỏi, tôi cũng thả lỏng và tự cho mình ăn món tôi thích (dù nó không lành mạnh lắm), để dành năng lượng cho các việc quan trọng khác.

Lần tới, hãy thử làm thí nghiệm với chính mình, xem cơn lười biếng của bạn bị đẩy lùi đến mức nào nhé 😉

Tài liệu tham khảo:

Sabia Tài liệu tham khảo

(*) Bài viết (bao gồm nội dung và hình ảnh) thuộc sở hữu của Sabia.vn, mọi sao chép vui lòng dẫn link bài viết và ghi rõ nguồn Sabia.vn.

Về tác giả