![](https://sabia.vn/wp-content/uploads/2023/10/Sabia-story-sticker-4-1024x590.webp)
Chuỗi bài viết về thiết lập ranh giới cho các mối quan hệ trên Sabia:
1. Dấu hiệu bạn không đặt ranh giới cho các mối quan hệ
2. Hậu quả và nguyên nhân sâu xa
3. Bắt đầu thiết lập ranh giới
4. Xây dựng luật chơi của chính bạn
Cách ứng xử của người phụ nữ thông minh là biết yêu cầu người khác tuân thủ luật chơi của chính mình nhưng vẫn không tạo ra cảm giác áp đặt, cứng nhắc cho người đối diện. Người phụ nữ khéo léo trong tình yêu và các mối quan hệ là người biết nói KHÔNG đúng lúc, thỏa hiệp đúng nơi. Để làm được những điều này, họ cần biết đặt ranh giới cho các mối quan hệ và để mọi người biết luật chơi của chính họ.
![](https://sabia.vn/wp-content/uploads/2023/10/Sabia-chill-pic-5.webp)
Công ty yêu cầu làm dự án mới
Một dự án cho bạn cơ hội nhưng cũng đầy rủi ro
Có nên nhận dự án mới?
Hãy tưởng tượng bạn là nhân viên mới của công ty. Sau khi làm việc được 1 tháng, bạn được sếp gọi vào giao cho một dự án quan trọng nhưng quá sức với bạn. Dự án này yêu cầu những kỹ năng bạn và kiến thức vốn không phải là chuyên môn của bạn. Các hạng mục phải thực hiện cũng không nằm trong mô tả công việc mà công ty đã trao đổi ban đầu. Lúc này bạn sẽ làm gì để giải quyết tình huống khó xử này?
(Những yêu cầu nhỏ nhặt hơn trong công việc luôn được nói CÓ như làm thêm giờ, nhận thêm việc, thay đổi ưu tiên công việc cá nhân, đáp ứng vô điều kiện các yêu cầu bất lợi khác chỉ để chứng minh bạn là một nhân viên mẫn cán, có năng lực).
Hầu hết chúng ta, cũng như tôi đã từng, không suy nghĩ mà chấp nhận luôn yêu cầu. Ta sẽ cho đây là một cơ hội thử thách bản thân, sẽ nỗ lực hết mình, làm việc chăm chỉ để hoàn thành tốt công việc.
Chúng ta tự trấn an bản thân mình có thể làm tốt với mọi yêu cầu, nhưng bạn đang vô tình làm tổn hại quyền lợi, uy tín cá nhân với sự liều lĩnh này. Đây là một biểu hiện của việc ranh giới trong mối quan hệ công việc khá mờ nhạt, chúng ta chấp nhận bất kỳ điều gì đến với mình.
ĐỒNG Ý/TỪ CHỐI ngay không suy xét là một phản hồi rất rủi ro trong bất kỳ tình huống giao tiếp nào.
Bạn đang nghĩ mình không có lựa chọn? Sẽ là quyết định thông minh hơn nếu bạn biết lùi lại một chút và cân nhắc mọi thứ. Hãy cùng Sabia tìm hiểu các cách cụ thể giúp bạn thiết lập ranh giới cho mối quan hệ hiệu quả.
5 cấp độ phản ứng trong giao tiếp
Thiết lập ranh giới hiệu quả không phải là nói KHÔNG một cách quyết đoán nếu bạn khó chịu. Mục đích của việc đặt ra giới hạn khi giao tiếp là cùng nhau thỏa thuận các nguyên tắc cá nhân, đem lại cảm giác hài lòng thật sự và củng cố mối quan hệ theo hướng tích cực.
Do vậy cách ứng xử của chúng ta đòi hỏi sự linh hoạt mềm dẻo, vừa không tổn hại mình vừa không gây khó chịu cho người khác. Để bắt đầu, dưới đây là 5 cấp độ phản hồi trong các tình huống giao tiếp để làm cơ sở cho việc thiết lập ranh giới:
1. 5 cấp độ phản hồi làm cơ sở cho việc thiết lập ranh giới
![5 cấp độ phản hồi trong giao tiếp](https://sabia.vn/wp-content/uploads/2023/03/A_5-cap-do-phan-hoi-trong-giao-tiep-1024x697.png)
Bây giờ bạn sẽ nhận ra hầu hết chúng ta có xu hướng lựa chọn 1 hoặc 5, kết quả cuối cùng vẫn là ĐỒNG Ý hoặc TỪ CHỐI. Chúng ta có xu hướng đồng ý dễ dàng hoặc từ chối cực đoan. Cả hai cách này đều khiến người đối diện hoặc không tôn trọng bạn, hoặc có cảm xúc tiêu cực với bạn.
Bạn luôn có một lựa chọn thứ 3: THƯƠNG LƯỢNG. Điều này đặc biệt hiệu quả trong môi trường làm việc, nơi bạn rất khó nói KHÔNG nhưng lại quá thiệt thòi nếu nói CÓ. Để có thể thương lượng với mọi yêu cầu, bạn cần cho mình thời gian suy xét trước khi ra quyết định.
2. Các bước của thương lượng
- Yêu cầu đối phương cho mình thời gian suy nghĩ
- Phân tích yêu cầu của đối phương, xem bạn có thể LOẠI BỎ/ THÊM ĐIỀU KIỆN hay THAY ĐỔI yếu tố nào không.
- Chọn giải pháp hợp lý nhất và trao đổi lại với họ
Ví dụ trong tình huống công việc ở trên, chúng ta đều biết phải đồng ý nhận dự án. Song vì dự án có thể gây ra những bất lợi cho bạn sau này, bạn cần phân tích kỹ và nói rõ điều kiện mình với sếp. Sự trao đổi này sẽ làm rõ kỳ vọng của hai bên và thể hiện thái độ chuyên nghiệp của bạn. Sếp sẽ đánh giá bạn cao hơn, đồng thời có thể nhượng bộ một vài điều kiện.
Tùy chỉnh thái độ của bạn theo 5 cấp độ phản ứng hoạt động hiệu quả cho hầu hết trường hợp. Khi bạn đã định sẵn một ranh giới và muốn hiện thực hóa nó, chỉ cần lựa chọn một trong 5 phản ứng này. Bạn bè vay tiền, bạn trai mới quen muốn thân mật, bố mẹ muốn bạn làm việc gần nhà, ai đó nhờ bạn giúp đỡ…
Việc cần làm tiếp theo của chúng ta là xây dựng các giới hạn của bản thân và áp dụng nó vào các tình huống giao tiếp.
Thiết lập giới hạn cho các mối quan hệ: Xây dựng luật chơi của chính bạn
Các bước thiết lập giới hạn cho mối quan hệ:
![Các bước thiết lập giới hạn cho mối quan hệ](https://sabia.vn/wp-content/uploads/2023/03/A_cac-buoc-thiet-lap-gioi-han-cho-moi-quan-he-3-1024x599.png)
1. Xác định các giới hạn cần thiết lập
Càng hình dung ra nhiều tình huống giao tiếp và cách ứng xử, bạn càng chuẩn bị tốt để thiết lập giới hạn của chính mình. Hãy dành khoảng 30 phút thời gian vào cuối mỗi ngày để ghi xuống những điều mà người khác làm bạn khó chịu và cách xử lý.
Bạn có thể không hình dung trước các tình huống mình gặp phải, vì vậy có 3 cách để xác định chúng:
![Cách xác định giới hạn trong giao tiếp](https://sabia.vn/wp-content/uploads/2023/03/A_3-cach-xac-dinh-gioi-han-trong-giao-tiep-1-1024x678.png)
2. Đối tượng của giới hạn: Bạn bè/Đồng nghiệp/Gia đình/Người yêu
Đối với một số người, tình yêu khiến họ đau khổ. Với người khác, công việc chiếm phần lớn thời gian. Nhóm khác thì không thấy thoải mái khi nhận ra bạn bè khiến họ phiền lòng. Do đó, mức độ ưu tiên thiết lập ranh giới cho các đối tượng, với mỗi người là khác nhau.
Bạn nên tập trung vào các mối quan hệ có vấn đề trước, những mối quan hệ mà bạn có thể từ bỏ nếu giới hạn bản thân không được tôn trọng. Điều này cũng dễ thực hiện hơn là vẫn duy trì một mối quan hệ trong khi tìm cách dung hòa nó. Ví dụ như mối quan hệ với bố mẹ sẽ khác với bạn bè. Bố mẹ có thể đã vượt quá giới hạn và áp đặt bạn nhiều điều, khi này bạn cần thiết lập giới hạn, đồng thời tìm cách giao tiếp hiệu quả hơn cho hai bên. Ngược lại, với bạn bè, đôi khi chỉ đơn giản là rời đi.
Hãy thử nghĩ xem những mối quan hệ nào sẽ tan vỡ khi bạn không đáp ứng yêu cầu của đối phương nữa. Chắc chắn là những mối quan hệ được xây dựng dựa trên lợi ích hoặc đối tác có sự tư lợi khi kết nối với bạn (ai đó yêu bạn trên danh nghĩa nhưng thực ra đang lợi dụng bạn). Nhóm này cần phải được thiết lập ranh giới trước tiên.
Tài liệu tham khảo:
![](https://sabia.vn/wp-content/uploads/2023/10/Sabia-tai-lieu-tham-khao-2-1024x691.webp)
Bài viết tham khảo các nguồn tài liệu:
1. www.medicalnewstoday.com
2. www.cnbc.com
4. www.betterup.com
(*) Bài viết (bao gồm nội dung và hình ảnh) thuộc sở hữu của Sabia.vn, mọi sao chép vui lòng dẫn link bài viết và ghi rõ nguồn Sabia.vn.