Giao tiếp không giới hạn: Hậu quả và nguyên nhân sâu xa

Giao tiếp không giới hạn: Hậu quả và nguyên nhân sâu xa

, ,

Chúng ta có thể cảm nhận ai đó đi quá giới hạn trong giao tiếp ứng xử khi họ nói/ làm điều gì đó khiến ta tổn thương. Bạn và người yêu cãi nhau vì bất đồng quan điểm. Nếu trong cơn tức giận, anh ta xúc phạm bạn, thậm chí anh ta còn túm tóc bạn. Bạn rất tức giận, nói chia tay. Anh ta sau đó khóc lóc xin lỗi và hai người làm lành như chưa có chuyện gì xảy ra. Vài tuần sau sự việc tiếp diễn và hai bạn lại chia tay, lại làm lành.

Đánh bạn một lần là lỗi của anh ta. Nhưng để cho anh ta đánh thêm nhiều lần nữa, là lỗi của bạn. Bạn đã cho phép gã người yêu vượt qua giới hạn về an toàn thể chất hết lần này đến lần khác. Bạn ngầm gửi đi một thông điệp rằng anh ta có thể đánh chửi bạn nhiều lần, miễn là sau đó anh ta chịu xin lỗi. Đây là ví dụ điển hình nhất cho mối quan hệ không giới hạn và hậu quả từ nó.

Không xây dựng giới hạn phá hủy mối quan hệ và cuộc sống của bạn như thế nào?

Việc không đặt giới hạn có thể dẫn đến các vấn đề như căng thẳng, stress, đau khổ và thậm chí là tình trạng kiệt sức. Nếu bạn không đặt giới hạn trong các mối quan hệ giao tiếp ứng xử, bạn có thể dễ dàng bị chi phối bởi người khác, và gặp khó khăn khi muốn sống đúng với bản chất thật sự của mình.
Nếu không có giới hạn rõ ràng trong mối quan hệ, có thể dẫn đến nhiều vấn đề và hậu quả khác nhau, bao gồm:

1. Gây ra sự mệt mỏi và căng thẳng

Khi bạn không đặt giới hạn trong các mối quan hệ, bạn có thể dành quá nhiều thời gian và năng lượng cho người khác, dẫn đến mệt mỏi và căng thẳng.

Hãy nhớ trường hợp cô gái ngoan nói “CÓ” với mọi yêu cầu, một bà mẹ luôn lo lắng cho việc lấy vợ của con, cô gái suốt ngày phải động viên người yêu nỗ lực trong việc vì cho rằng mình có trách nhiệm với thành công của anh ta. Những kiểu hành xử này khiến cho cả hai bên mệt mỏi, không chỉ riêng bạn.

2. Các bên không đối xử tôn trọng và công bằng với nhau

Người khác có thể đối xử không công bằng hoặc không tôn trọng bạn và ngược lại. Bạn có thể bị lạm dụng hoặc bị đối xử như một công cụ để đáp ứng nhu cầu của người khác. Nghĩa là họ chỉ cần đạt được mục đích, không quan tâm đến lợi ích và cảm xúc của bạn. Mấu chốt bạn là người đồng ý để sự bất công đó vẫn tiếp diễn.

3. Không hạnh phúc và không thỏa mãn

Bạn có thể cảm thấy không hạnh phúc và không thỏa mãn về cuộc sống của mình. Bạn có thể cảm thấy bất mãn về mối quan hệ của mình, cảm thấy bị kiểm soát hoặc không tự do. Điều này cũng đúng khi bạn kiểm soát người khác, vì không thấy an tâm về người kia nên bạn liên tục cần cảm giác nắm bắt mọi thông tin, gia tăng sự nghi ngờ và bất mãn.

4. Bất đồng và xung đột do không rõ ràng về kỳ vọng

Nếu các bên không đưa ra các giới hạn rõ ràng cho nhau, có thể dẫn đến sự không rõ ràng về kỳ vọng của mỗi bên trong quan hệ, dẫn đến bất đồng và xung đột. Ví dụ, nếu bạn muốn người yêu trở nên cầu tiến hơn trong công việc, hãy nói rõ mong muốn. Đừng chỉ thể hiện thái độ không bằng lòng và mong rằng anh ta sẽ tự hiểu.

5. Sự tổn thương tâm lý cho các bên

Mối quan hệ không có giới hạn rõ ràng có thể dẫn đến sự tổn thương tâm lý, đặc biệt là khi một trong hai bên cảm thấy bị lợi dụng hoặc không được tôn trọng trong mối quan hệ. Giới hạn của A là chỉ cho bạn mượn tiền không quá 1 lần trong 1 năm, trong khi B là cô gái “hào hiệp”, sẵn sàng cho bạn mượn tiền bất kỳ lúc nào. B không làm cho bạn bè yêu thương và kính nể hơn, nhưng cô có thể có kỳ vọng này. Khi kỳ vọng không được đáp ứng, nhận ra bạn bè chỉ lợi dụng mình, cô có thể rất đau khổ.

6. Thiếu sự an toàn và tin tưởng

Nếu các bên không thể tin tưởng nhau hoặc không cảm thấy an toàn trong quan hệ, có thể do sự thiếu hụt giới hạn rõ ràng về việc xác định mức độ phù hợp và chấp nhận được trong mối quan hệ. Ví dụ giới hạn của bạn là bạn trai không nên đi chơi với bạn thân là nữ của anh ta, nhưng anh ta lại cho đó là điều bình thường. Nếu hai bạn thỏa thuận với nhau ngay từ đầu đây là hành vi có thể được chấp nhận với một số điều kiện và anh ta tôn trọng điều đó, mối quan hệ sẽ lành mạnh hơn rất nhiều.

7. Mâu thuẫn và tan vỡ quan hệ

Nếu không có giới hạn rõ ràng trong mối quan hệ, có thể dẫn đến sự mâu thuẫn và bất đồng quan điểm, dẫn đến tan vỡ hoặc động thái tiêu cực trong quan hệ. Có rất nhiều mâu thuẫn nhỏ nhặt xảy ra vì hai bên không đồng ý với nhau. Vì không xác định giới hạn điều gì nên được đưa ra trao đổi, điều gì nên được chấp nhận như là quan điểm cá nhân, các cặp đôi dần hủy hoại mối quan hệ chỉ bởi họ cố gắng áp đặt cho người kia nhân sinh quan của mình.

8. Rơi vào những mối quan hệ độc hại

Bị lợi dụng, thiếu tin tưởng, tổn thương, bị áp đặt, không thể thẳng thắn… là dấu hiệu của mối quan hệ độc hại khó cứu vãn. Bạn cho rằng bạn thân thì cần thẳng thắn với nhau, nhưng người bạn của bạn dựa vào điều này nhiều lần đưa ra nhận xét gây tổn thương cho bạn. Chẳng hạn như cô ấy chê bai bạn thừa cân trước đông người và cho rằng đó là đang góp ý cho bạn. Nếu bạn không cho cô ấy biết giới hạn có thể nói và không nên nói điều gì với bạn, dần dần đó sẽ là một kiểu tình bạn độc hại.

9. Mất sự tự tin vào bản thân

Khi không được tương tác với người khác theo cách bạn muốn, bạn sẽ dần hoài nghi chính bản thân mình cũng như người khác, năng lực cá nhân cũng như kỹ năng giao tiếp của bản thân. Ví dụ một người không có bạn tốt hoặc bị người yêu đối xử tệ có thể tự đổ lỗi cho chính mình kém cỏi, yếu đuối.

Mặc dù có những hậu quả như vậy nhưng vì sao hầu hết chị em phụ nữ lại không có ranh giới rõ ràng cho các mối quan hệ? Hiểu rõ nguồn cơn của thực trạng này sẽ giúp chúng ta tiến gần hơn đến việc thay đổi cách hành xử của bản thân, ý thức hơn với cách giao tiếp của mình.

Vì sao bạn không thiết lập giới hạn hoặc có ranh giới thiếu rõ ràng trong mối quan hệ?

Hãy kiểm tra xem bạn có đang gặp phải các rào cản bên dưới khi thiết lập ranh giới khi ở trong mối quan hệ ứng xử với người khác không.

1. Không ý thức được về việc thiết lập ranh giới trong các mối quan hệ

Đồng nghiệp trò chuyện thân mật

Thực ra không hề thoải mái chút nào.

Khảo sát về các cuộc trò chuyện nơi làm việc

Hầu hết mọi người chỉ cảm nhận rằng họ đang không thoải mái trong một mối quan hệ, mà không rõ nguyên nhân vì sao. Chúng ta nói quá nhiều về những cách làm thế nào để giao tiếp hiệu quả, ứng xử khéo léo hơn, xây dựng mối quan hệ bền vững…nhưng ít có ai đề cập đến việc bạn cần phải tạo những rào chắn cho bản thân như thế nào để bảo vệ mình và tôn trọng người khác. Không ý thức về việc thiết lập ranh giới chính là lý do hàng đầu khiến chúng ta hành xử sai khi giao tiếp.

2. Áp lực và định kiến xã hội

Chúng ta được dạy từ nhỏ rằng phải luôn nghe lời bố mẹ, ngoãn ngoãn với thầy cô, hòa đồng với bạn bè. Chúng ta được khuyến khích đáp ứng sự mong đợi của người khác, trở thành các cô gái dễ thương, tử tế.

Việc thiết lập ranh giới có thể bị gán với các dán nhãn như khó tính, kiêu ngạo, kém thân thiện – những tính từ mà các cô gái sợ bị mang trên người nhất. Do đó hầu hết các cô gái đã không đặt giới hạn rõ ràng trong mối quan hệ để tránh xung đột, bị chỉ trích.

Việc đặt ra những ranh giới lành mạnh cho bản thân không phải lúc nào cũng phù hợp với cảm xúc của người khác.

Lisa Bobby (Nhà trị liệu)

3. Sợ đánh mất mối quan hệ

Thiết lập ranh giới là yêu cầu người khác hành xử theo cách bạn muốn, và nhiều người lo ngại đối tác của họ sẽ rời xa họ. Điều này thấy rõ nhất trong tình yêu. Các cô gái dễ dàng cho bạn trai mình đụng chạm vì lo ngại nếu không được đáp ứng yêu cầu, anh ta sẽ rời bỏ cô.

4. Thiếu tự tin

Bạn cho rằng yêu cầu của mình không được đáp ứng và không có niềm tin mạnh mẽ rằng mình xứng đáng được đặt ra giới hạn, cuối cùng là bạn không có hàng rào để ngăn chặn người khác.

Nhân viên kém năng lực thường dễ đáp ứng các yêu cầu vô lý của sếp dù điều đó lạm dụng thời gian, sức khỏe của họ. Họ không đủ tự tin để nói KHÔNG, và lo ngại mình không tìm được công việc tốt hơn nên đã không thiết lập giới hạn cho mình.

5. Không biết cách thiết lập giới hạn hiệu quả

Không biết cách đồng nghĩa với việc không có giới hạn thực sự được tạo nên. Một số người có thể không biết cách đưa ra yêu cầu hoặc đặt giới hạn rõ ràng trong mối quan hệ một cách hiệu quả, điều này có thể dẫn đến việc họ không được tôn trọng hoặc người khác không hiểu rõ giới hạn của họ.

Bị yêu cầu làm thêm quá giới hạn

Bạn có thể đặt điều kiện khi bị yêu cầu làm thêm giờ không?

Điều kiện làm thêm giờ

Các điều kiện mù mờ sẽ rất khó được thực hiện vì người khác không biết chính xác họ cần làm gì, còn bản thân chúng ta đôi khi lại không rõ mình muốn gì.

6. Giới hạn được thiết lập nhưng không được thực thi

Rất nhiều cô gái trong chúng ta đề ra nguyên tắc hành xử rõ ràng nhưng lại “nói một đường, làm một nẻo”. Có thể chính bạn là người tự phá vỡ giới hạn của mình, trước khi người khác có cơ hội làm điều đó.

Ví dụ cô gái cảnh báo chàng trai nếu anh ta ngoại tình, cô sẽ bỏ anh. Rồi khi anh ta khóc lóc van xin tha thứ, cô mềm lòng và quay lại. Một giới hạn được trao đổi rõ ràng, cụ thể nhưng không được bạn áp dụng triệt để cũng vô ích như việc bạn không có giới hạn cho mình.

Tóm lại cái bài dài thòng

Hậu quả của tình trạng không có giới hạn trong các mối quan hệ
  1. Gây ra sự mệt mỏi và căng thẳng
  2. Các bên không đối xử tôn trọng và công bằng với nhau
  3. Không hạnh phúc và không thỏa mãn
  4. Bất đồng và xung đột do không rõ ràng về kỳ vọng
  5. Sự tổn thương tâm lý
  6. Thiếu sự an toàn và tin tưởng
  7. Mâu thuẫn và tan vỡ quan hệ
  8. Rơi vào những mối quan hệ độc hại
  9. Mất sự tự tin vào bản thân
Nguyên nhân vì sao bạn không thiết lập giới hạn trong các mối quan hệ
  1. Không ý thức được về việc thiết lập ranh giới trong các mối quan hệ
  2. Áp lực và định kiến xã hội
  3. Sợ đánh mất mối quan hệ
  4. Thiếu tự tin
  5. Không biết cách thiết lập giới hạn hiệu quả
  6. Giới hạn được thiết lập nhưng không được thực thi

Tài liệu tham khảo:

Bài viết tham khảo các nguồn tài liệu:

(*) Bài viết (bao gồm nội dung và hình ảnh) thuộc sở hữu của Sabia.vn, mọi sao chép vui lòng dẫn link bài viết và ghi rõ nguồn Sabia.vn.

Về tác giả